Khi bụi trong nhà nguy hiểm hơn khí thải từ nhà máy

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bụi từ các căn phòng trong gia đình bạn còn nguy hiểm hơn cả khí thải ra từ nhà máy. Vậy làm thế nào để loại bỏ bụi bẩn trong không khí? Hãy cùng tìm hiểu về các giải pháp trong nội dung bài viết dưới đây.

Thực trạng bụi trong không khí hiện nay

khi-bui-trong-nha-nguy-hiem
Ô nhiễm không khí trong nhà

Bụi là một hiện tượng đã rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ khi ở ngoài mà ngay trong chính ngôi nhà của bạn, bụi cũng tồn tại.  Đây là một hỗn hợp nhiều chất phức tạp, tồn tại ở cả dạng lỏng và rắn. Chúng lơ lửng trong không khí và nhanh chóng bám lại trên các đồ vật, thiết bị trong nhà. Chỉ cần bạn lỡ quên lau dọn 1 ngày thì gần như mọi vật dụng đều đã bám bụi ở trên.

Tác hại của bụi đối với sức khỏe của con người

khi-bui-trong-nha-nguy-hiem-2
Mắc các bệnh lý về hô hấp
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Khói, bụi khiến môi trường nhanh chóng bị ô nhiễm. Không khí thiếu trong lành, ngột ngạt dễ gây cảm giác khó chịu, bực dọc. Tâm lý của con người cũng trở nên bất ổn và khó kiểm soát thái độ hơn.
  • Mắc các bệnh lý về hô hấp: Những hạt bụi siêu nhỏ tích tụ lâu ngày trong cơ thể là nguyên nhân gây nên ho, khó thở. Nặng hơn, bạn có thể bị viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính…
  • Nhồi máu cơ tim: Bụi mịn với kích thước siêu vi có thể dễ dàng lọt qua các vách ngăn khí, tấn công trực tiếp đến hệ tuần hoàn máu. Tình trạng này kéo dài có thể gây tắc, nghẽn mạch máu, là nguyên nhân gây nên bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Hay quên, giảm trí nhớ: Không khí ô nhiễm khiến hoạt động của não bộ trở nên kém hiệu quả. Bạn dễ rơi vào tình trạng nhớ nhớ, quên quên…
  • Gây dị ứng, mắc các bệnh lý về da, tai, mắt…: Bụi bẩn mang theo vi khuẩn dễ dàng tấn công các bộ phận như da, mắt và tai… Với những vùng da nhạy cảm. đặc biệt là mắt, nguy cơ bị dị ứng, ngứa rất dễ xảy ra.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Bụi mịn tích tụ nhiều trong cơ thể mẹ có thể khiến thai nhi bị nhiễm độc máu, thiếu cân và phát triển chậm. Nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, tự kỷ cũng tăng cao.

Phương pháp làm sạch bụi bẩn ô nhiễm tại nhà

Giữ không gian sống thoáng đãng: Mở cửa số để gió, nằng vào phòng, không nên đóng cửa kín cửa, bởi lượng oxy mới không vào nhà, lượng dioxit không thoát ra ngoài.

Hút bụi thường xuyên

khi-bui-trong-nha-nguy-hiem-3
Sử dụng máy hút bụi vệ sinh không gian sống

Việc lau dọn thông thường không thể làm sạch bụi tại các kẽ nhỏ, thảm, bên dưới đồ nội thất,… trong nhà bạn nên hút bụi ít nhất 2 lần mỗi tuần nếu nhà của bạn sạch sẽ. Việc này sẽ giúp làm giảm đáng kể bụi tích tụ lâu ngày trong căn nhà bạn.

Khi sử dụng máy hút bụi bạn lưu ý thay bộ lọc thường xuyên và đảm bảo máy hoạt động tốt, phát huy hiệu quả tối đa.

Để vật nuôi luôn sạch sẽ

Nếu nhà có nuôi thú cưng thì nên nhớ rằng cần phải chăm sóc và giữ vệ sinh cho chúng thật tốt, chải lông cho chúng, hút bụi và lau sàn nơi thú cưng thường nằm ngủ.

Tránh các loại nấm mốc

Nấm mốc có thể phát triển ở khu vực ẩm ướt như gác mái, tầng hầm, hoặc bồn rửa chén, phòng tắm và các chất hữu cơ như gỗ, thảm và thực phẩm, tạo thành các đốm đen trên bề mặt ẩm ướt hoặc bay trong không khí.

Do vậy, nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc phát triển. Những nơi như nhà tắm, bếp thường dễ bị ẩm, mốc nên cần chú ý không để nước đọng.

Lọc không khí bằng cây xanh

khi-bui-trong-nha-nguy-hiem-4
Trồng cầy xanh trong nhà

Trồng cây xanh trong nhà không chỉ cung cấp độ ẩm thích hợp mà còn lọc hiệu quả các độc tố như benzen (trong khói thuốc lá), formaldehyde (thường có trong đồ nhựa hoặc thảm trải sàn).

Lắp đặt máy lọc không khí và thay mới thường xuyên các bộ lọc

khi-bui-trong-nha-nguy-hiem-5
Lắp đặt máy lọc không khí

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại máy lọc không khí cho gia đình. Các loại máy này có thể lọc được khói, nấm mốc, bụi kích thước siêu nhỏ,… lơ lửng trong không khí.

Máy lọc không khí rất hữu ích cho nhà có người bị các bệnh như hen suyễn, dị ứng cần môi trường không khí thật sự trong lành để không làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Nếu trong nhà có máy điều hòa, máy lạnh, máy lọc không khí,… bạn nên thay thế các bộ lọc định kỳ, bộ lọc để quá lâu sẽ làm giảm hiệu quả lọc của các loại máy này.

Sử dụng loại vải microfiber để lau bụi hiệu quả

Câc loại vải thông thường như thun hay lụa không bắt được bụi mà còn có thể làm bụi lây lan ra xung quanh. Tốt nhất bạn nên dùng vải microfiber thấm ướt để lau bụi, loại vải này có thể bắt bụi và giữ bụi bên trong.

Sau khi lau xong bạn giặt khăn và phơi khô để loại bỏ bụi trong khăn, khăn bẩn làm giảm hiệu quả lau bụi ở những lần lau tiếp theo.

Một số thông tin về khói bụi ô nhiễm trong nhà, hy vọng hữu ích cho các bạn.

Nhận xét bài viết!